Thay đổi trong chứng minh tài chính du học Đại học Đức năm 2024
Chứng minh tài chính là một bước quan trọng trong quá trình xin visa của sinh viên. Đảm bảo bạn có đủ khả năng chi trả các khoản chi phí sinh hoạt & học tập. Từ ngày 01/09/2024, mức chứng minh tài chính du học Đại học Đức chính thức sẽ thay đổi. EduGo sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này!
Chứng minh tài chính – Yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên quốc tế
Một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên quốc tế là chứng minh tài chính khi xin visa du học tại nhiều quốc gia châu Âu, trong đó có Đức. Với mục đích đảm bảo sinh viên có đủ khả năng chi trả chi phí sinh hoạt tại Đức. Đặc biệt trong suốt thời gian lưu trú tại nước ngoài mà không phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ chính phủ nước sở tại.
Chứng minh tài chính thường được thực hiện thông qua việc mở tài khoản phong tỏa (Sperrkonto). Đây là một loại tài khoản ngân hàng mà sinh viên sẽ phải lập khi muốn chứng minh tài chính. Số tiền chứng minh tài chính sẽ bị phong tỏa và bạn chỉ được rút hàng tháng. Tuy nhiên số tiền rút ra sẽ bị giới hạn theo quy định của luật pháp Đức.
Ngoài tài khoản phong tỏa, sinh viên cũng có thể chứng minh tài chính thông qua các phương thức khác. Ví dụ như bảo lãnh tài chính từ người thân hoặc tổ chức tại Đức, học bổng toàn phần. Tuy nhiên, tài khoản phong tỏa vẫn chính là phương thức phổ biến, minh bạch và dễ kiểm soát nhất.
Những thay đổi khi chứng minh tài chính du học Đại học Đức
Trong năm 2024, có nhiều thay đổi quan trọng trong yêu cầu chứng minh tài chính. Điều này gây ra không ít thách thức cho các bạn trẻ khi chuẩn bị cho hành trình du học. Cụ thể:
1. Mức tiền chứng minh tài chính mới
Đức đã thông báo về sự điều chỉnh đối với mức tiền cần chứng minh tài chính. Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến các sinh viên quốc tế đang có ý định tới đây học. Do tình hình lạm phát & chi phí sinh hoạt tăng cao, mức tiền này đã được điều chỉnh tăng lên. Mức chứng minh tài chính cho chi phí sinh hoạt tại Đức là 992 Euro/tháng. Chính sách này sẽ được áp dụng từ ngày 1/9/2024. Riêng với những du học sinh xin nhập học đại học sẽ là 1.081 Euro/tháng.
Việc điều chỉnh này đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ phải chuẩn bị nhiều hơn về mặt tài chính. Tạo áp lực lớn đối với những người đến từ các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Ngoài ra, sinh viên còn phải gánh chịu nhiều chi phí khác như học phí, vé máy bay. Hoặc những chi phí mua sắm những vận dụng cá nhân cần thiết khi mới đặt chân đến Đức.
2. Các yêu cầu mới về tài khoản phong tỏa (Sperrkonto)
Không chỉ mức chứng minh tài chính tăng lên mà các yêu cầu cũng trở nên khắt khe hơn. Các ngân hàng và tổ chức tài chính được phép mở tài khoản phong tỏa sẽ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn từ chính phủ Đức. Giúp đảm bảo số tiền trong tài khoản thực sự có sẵn, được sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Sinh viên sẽ phải nộp vào tài khoản phong tỏa một khoản tiền lớn hơn trước. Số tiền này sẽ bị phong tỏa ngay lập tức sau khi được chuyển vào tài khoản. Du học sinh chỉ được rút trong phạm vi cho phép nhằm tránh nghỉ học giữa chừng.
Những thay đổi này sẽ làm cho quá trình chuẩn bị hồ sơ lâu hơn đáng kể. Hoặc bạn có thể gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy định mới. Điều này đặc biệt đáng lưu ý với những sinh viên đến từ các quốc gia mà việc chuyển tiền quốc tế không dễ dàng, hoặc gặp trở ngại về pháp lý.
3. Thời hạn và quy trình chứng minh tài chính
Thời gian để hoàn tất quy trình chứng minh tài chính có thể được rút ngắn. Yêu cầu sinh viên phải chuẩn bị tài chính, nộp hồ sơ nhanh chóng để kịp tiến độ xin visa. Sự thay đổi này đòi hỏi sinh viên phải có kế hoạch tài chính rõ ngay từ khi bắt đầu. Nhằm tránh tình trạng chậm trễ hoặc bị từ chối visa do không đáp ứng kịp yêu cầu.
Quy trình chứng minh tài chính cũng trở nên nghiêm ngặt hơn. Các bước kiểm tra & xác minh tài liệu cũng được kiểm tra kỹ lưỡng từ các cơ quan chức năng. Sinh viên sẽ phải cung cấp thêm nhiều tài liệu bổ sung để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số tiền được nộp vào tài khoản phong tỏa.
>>> Xem thêm: Du học nghề Đức có cần chứng minh tài chính không?
Lệ phí xin thị thực là bao nhiêu?
Trong quá trình chuẩn bị cho hành trình du học tại Đức, một trong những khoản chi phí mà bạn cần phải xem xét là lệ phí xin thị thực. Đây là một khoản tiền cần thiết để quá trình xử lý và xem xét hồ sơ xin visa của bạn được diễn ra. Lệ phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại visa và quốc gia xuất xứ.
Hiện tại, lệ phí thị thực là 75 Euro. Đây là mức phí áp dụng chung cho hầu hết các loại visa dài hạn (trên 90 ngày). Khoản tiền này phải thanh toán bằng tiền tiền Đồng tại Việt Nam. Đối với những người chưa đủ 18 tuổi, lệ phí thị thực sẽ là 37,50 Euro.
Việc thanh toán lệ phí xin thị thực là một phần quan trọng trong quy trình nộp hồ sơ. Để tránh bất kỳ sự chậm trễ nào, bạn nên kiểm tra kỹ thông tin. Có thể trên trang web chính thức của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Đức tại Việt Nam. Nhằm đảm bảo bạn hiểu rõ các yêu cầu và quy định về việc nộp lệ phí.
Thúy Hòa