Những thách thức mà Đức phải đối mặt trong năm 2024

24/06/2024

Không quốc gia nào có thể tránh khỏi những biến động kinh tế, áp lực môi trường hay các vấn đề xã hội và chính trị. Trong bài viết này, EduGo sẽ giúp bạn tìm hiểu về những thách thức mà Đức phải đối mặt – đất nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu và thứ ba thế giới.

Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024

Trong năm 2023, nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu đã trải qua sự suy giảm 0,3%. Dự báo tình trạng suy thoái này sẽ tiếp tục diễn ra trong những quý đầu của năm 2024. Mặc dù Đức luôn được coi là động lực chính của kinh tế châu Âu, nhưng những khó khăn này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của Đức so với các năm trước.

Các vấn đề như chuỗi cung ứng bị gián đoạn, cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài. Hoặc sự suy giảm nhu cầu quốc tế đang đặt áp lực lớn lên nền kinh tế Đức. Khiến cho việc duy trì đà tăng trưởng trở nên khó khăn hơn. Ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường lao động, khả năng cạnh tranh các ngành công nghiệp chính. Việc tìm kiếm giải pháp hiệu quả để đối phó với những trở ngại này sẽ là nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ và các doanh nghiệp Đức.

Những thách thức mà Đức phải đối mặt trong năm 2024

Năm 2024 sẽ mang đến nhiều thách thức cho nền kinh tế Đức. Sự bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến việc sản xuất & xuất khẩu. Không chỉ riêng Nhật Bản mà Đức cũng là nước có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Khi nhu cầu quốc tế giảm, ngành công nghiệp xe hơi, máy móc của Đức sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là nhu cầu các nước từ thị trường châu Á.

nhung-thach-thuc-ma-duc-phai-doi-mat-trong-nam-2024

Những thách thức mà Đức phải đối mặt trong năm 2024

Cuộc khủng hoảng năng lượng xuất phát từ tình hình bất ổn của Ukraine. Cũng tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp và người tiêu dùng nước Đức. Giá năng lượng cao khiến chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đức vẫn đang nỗ lực chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi thời gian và sự đầu tư lớn từ nước Đức.

Tình trạng thiếu hụt lao động không chỉ xuất hiện tại Đức mà còn là vấn đề chung của nhiều nước châu Âu khác. Chính phủ Đức cũng đã thực hiện nhiều chính sách thu hút người lao động nước ngoài tới làm việc. Nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu lao động kỹ thuật với chuyên môn cao trong thị trường hiện nay.

Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, Đức vẫn đạt được thành tựu trong nền kinh tế toàn cầu. Trong tháng 2/2024, Đức đã vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ 3 thế giới. Thành công này đã thể hiện sự bền vững và khả năng thích ứng của nền kinh tế Đức.

Định cư ở Đức diện tay nghề có dễ không?

Định cư ở Đức theo diện tay nghề là một lựa chọn hấp dẫn với người lao động quốc tế. Đặc biệt là những người đã hoặc đang theo học các khóa học đào tạo nghề tại Đức. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng. Đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như tuân thủ các quy định pháp lý chặt chẽ.

Một số yêu cầu cần xem xét khi định cư ở Đức bao gồm khả năng tiếng Đức kỹ năng tay nghề và kinh nghiệm làm việc. Với những ai đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề tại Đức. Việc có mạng lưới quan hệ trong ngành cũng giúp họ tìm kiếm cơ hội việc làm và định cư.

Đức cũng yêu cầu người lao động nước ngoài phải có bằng cấp và kinh nghiệm tương đương. Và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Đức. Sau 3 năm học tập và 2 năm làm việc không gián đoạn tại Đức, du học sinh có thể nộp hồ sơ xin thẻ cư trú lâu dài. Điều này cho phép bạn ở lại Đức vô thời hạn và hưởng các quyền lợi như công dân Đức.

>>> Xem thêm: Những điều có thể bạn chưa biết về giấy phép định cư tại Đức

Đối mặt với sự khan hiếm nguồn lao động, việc thu hút và giữ chân người lao động có tay nghề là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Đức. Điều này đòi hỏi các biện pháp cụ thể và hiệu quả nhằm đảm bảo rằng du học sinh sau khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng tìm được việc làm. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp các chương trình thực tập cho sinh viên.

Thúy Hòa

Đăng ký ngay
error: Content is protected !!