Trang chủ / Du học / Du Học Nghề Đức miễn phí 100% học phí / Những quyền lợi khi có quốc tịch Đức mà du học sinh nên biết

Những quyền lợi khi có quốc tịch Đức mà du học sinh nên biết

21/06/2024

Khi trở thành công dân nước Đức, nhiều cánh cửa sẽ được mở ra với nhiều cơ hội hấp dẫn. Bạn sẽ được tiếp cận nền giáo dục hàng đầu châu Âu và hưởng đầy đủ các quyền lợi trong an sinh xã hội. Hãy cùng EduGo tìm hiểu chi tiết về những quyền lợi khi có quốc tịch Đức trong bài viết này!

5 lợi thế khi trở thành công dân Đức

Đức nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng, nền y tế và chế độ phúc lợi mạnh mẽ. Là một nơi lý tưởng để sinh viên quốc tế đến học tập và phát triển sự nghiệp. Ngoài ra, du học sinh quốc tế cũng mong muốn được định cư lâu dài tại Đức. Cùng EduGo khám phá những quyền lợi khi có quốc tịch Đức, cụ thể:

Quyền tự do di chuyển

Công dân Đức sẽ được phép di chuyển tự do trong khối Liên minh châu Âu (EU). Bạn sẽ không cần visa để những quốc gia đó. Điều này mang lại sự thuận tiện, linh hoạt trong việc du lịch, công tác và học tập quốc tế.

Hưởng chế độ giáo dục và chăm sóc y tế tốt

Bạn sẽ có cơ hội học tập miễn phí hoặc chi phí rất thấp tại các cơ sở giáo dục công lập. Hơn nữa, hệ thống chăm sóc y tế tại Đức luôn được đánh giá là hàng đầu thế giới. Mang đến các dịch vụ y tế chất lượng cao tới cho người dân.

Quyền khi có hộ chiếu Đức

Hộ chiếu Đức là một trong những hộ chiếu mạnh nhất thế giới, cho phép du học sinh tự do đi lại và du lịch đến gần 200 quốc gia mà không cần xin thị thực. Giúp du học sinh có cơ hội khám phá và trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau.

Quyền tham gia bầu cử

Khi trở thành một công dân Đức, bạn có quyền tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử. Các cuộc bầu cử này có thể diễn ra tại các tiểu bang của nước Đức.

Bảo đảm an sinh xã hội

Được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội như trợ cấp thất nghiệp, lương hưu và các hỗ trợ dành cho gia đình và trẻ em. Hệ thống phúc lợi mạnh mẽ này giúp đảm bảo một mức sống ổn định và chất lượng cao cho người dân.

Luật quốc tịch mới của Đức được áp dụng từ khi nào?

luat-quoc-tich-moi-cua-duc-duoc-ap-dung-tu-khi-nao

Luật quốc tịch mới của Đức được áp dụng từ khi nào?

Theo luật mới ban hành, công dân ngoài Liên minh châu Âu có giấy phép cư trú ở Đức có thể nhập quốc tịch sau 5 năm sinh sống và làm việc không gián đoạn. Trong một số trường hợp đặc biệt, chỉ cần 3 năm là có thể nhập quốc tịch Đức. Đặc biệt, du học sinh sẽ không phải từ bỏ quốc tịch ban đầu như trước nữa.

Sau khi được Tổng thống liên bang ký ban hành, luật sẽ tự động có hiệu lực sau 14 ngày. Tuy nhiên, quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bởi luật quốc tịch mới đòi hỏi các cơ quan hành chính phải có sự điều chỉnh.

Mặc dù chưa có ngày cụ thể, các nhà chức trách sẽ phải chuẩn bị trong 3 tháng. Có nghĩa là luật sẽ có hiệu lực vào khoảng ngày 22/06. Những thay đổi này đánh dấu một bước tiến lớn trong việc cải thiện quyền lợi cho người nhập cư. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình du học sinh nhập tịch tại Đức.

Sinh con ở Đức có được nhập quốc tịch không?

Trong quá trình sinh sống tại Đức, có một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đó là sinh con ở Đức có được nhập quốc tịch không? Theo luật pháp Đức, vấn đề này còn phụ thuộc vào một số điều kiện, cụ thể:

Cha mẹ có quốc tịch Đức: Nếu ít nhất một trong hai cha mẹ là công dân Đức tại thời điểm sinh con, đứa trẻ sẽ tự động được cấp quốc tịch Đức, bất kể nơi sinh.

Cha mẹ là người nước ngoài: Nếu cả cha và mẹ đều không phải là công dân Đức, con của họ có thể nhận quốc tịch Đức nếu họ cư trú hợp pháp tại Đức ít nhất 5 năm.

>>> Xem thêm: Chi phí nhập quốc tịch Đức là bao nhiêu?

Việc trở thành công dân Đức mang lại vô số quyền lợi và cơ hội hấp dẫn cho du học sinh. Từ quyền tự do đi lại trong khối Schengen, hưởng các chế độ phúc lợi xã hội đến việc tiếp cận nền giáo dục và y tế hàng đầu. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về quyền lợi khi có quốc tịch Đức. Từ đó có thêm động lực để phấn đấu và đạt được mục tiêu của mình. Chúc bạn thành công trên con đường học tập và phát triển sự nghiệp tại Đức!

Thúy Hòa

Đăng ký ngay
error: Content is protected !!