[Giải đáp] Du học nghề Đức bao lâu thì hòa vốn và có thu nhập ổn định?
Du học nghề Đức là một con đường giúp du học sinh phát triển các kỹ năng nghề nghiệp. Đây cũng là một khoản đầu tư lâu dài, mang đến cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn và định cư lâu dài tại Đức cho sinh viên quốc tế. Tuy nhiên để tham gia chương trình này, bạn sẽ phải chuẩn bị một khoản phí ban đầu. Vậy chi phí du học nghề Đức là bao nhiêu? Du học nghề Đức bao lâu thì hòa vốn và bắt đầu ổn định cuộc sống? Cùng EduGo đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Chương trình du học nghề Đức có thật sự miễn phí?
Đức là một trong những quốc gia ở châu Âu áp dụng chính sách miễn học phí cho sinh viên. Đặc biệt là những bạn tham gia chương trình đào tạo nghề tại Đức.
Chính phủ và các doanh nghiệp Đức cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm thu hút sinh viên quốc tế theo học nghề tại Đức. Từ đó giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn lao động ở nhiều ngành nghề tại quốc gia này.
Mặc dù không phải đóng học phí, nhưng sinh viên vẫn cần chuẩn bị chi phí sinh hoạt ở Đức. Bao gồm các chi phí liên quan tới sinh hoạt, di chuyển, bảo hiểm,… Do vậy, chương trình du học nghề Đức không hoàn toàn “miễn phí” như các bạn nghĩ.
Ngoài thắc mắc về học phí, nhiều bạn còn quan tâm đến mức chi phí sinh hoạt tại Đức. Liệu thu nhập trong và sau khi học nghề có giúp du học sinh đảm bảo được cuộc sống hay không? Du học nghề Đức bao lâu thì hoà vốn? EduGo sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn trong phần sau.
Chi phí du học nghề Đức hết bao nhiêu?
Khi chuẩn bị du học nghề Đức, bạn sẽ cần chuẩn bị một khoản đầu tư ban đầu. Cụ thể:
– Chi phí học tiếng Đức
Trước khi sang Đức, sinh viên thường phải đạt trình độ tối thiểu tiếng Đức là B1. Chi phí học tiếng tại Việt Nam sẽ dao động trong khoảng 30 – 60 triệu đồng. Nếu học tiếng ở Đức, chi phí có thể sẽ cao hơn từ 300 – 500 Euro cho mỗi khóa học.
Nhiều chương trình yêu cầu sinh phải phải đạt chứng chỉ B2 trước khi tốt nghiệp. Do vậy, sinh viên sẽ phải chi thêm một khoản để học trình độ B2 tại Đức. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, vì có nhiều chương trình sẽ hỗ trợ hoặc tạo điều kiện giúp sinh viên được học B2 miễn phí tại Đức.
– Chi phí xin visa và các thủ tục giấy tờ
Để có thể sang Đức du học nghề, sinh viên cần chi trả một số khoản phí nhất định. Bao gồm lệ phí xin visa (khoảng 75 – 100 Euro), chi phí làm hộ chiếu, công chứng giấy tờ,… Trong đó, visa là một trong những giấy tờ quan trọng. Việc chuẩn bị chính xác và đầy đủ giấy tờ sẽ giúp bạn không gặp rắc rối khi xin visa.
– Chi phí sinh hoạt hàng tháng tại Đức
Chi phí sinh hoạt phí bao gồm tiền thuê nhà, ăn uống, chi phí đi lại, bảo hiểm y tế,… Trung bình mỗi tháng du học sinh cần chi khoảng 800 – 1.000 Euro. Mức sinh hoạt phí của mỗi người là khác nhau và còn tùy vào khu vực sinh sống. Tuy nhiên, các khoản sinh hoạt phí này có thể được bù đắp bởi khoản trợ cấp hàng tháng.
– Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là yêu cầu bắt buộc với tất cả sinh viên quốc tế tại Đức. Đây là khoản chi cần thiết để du học sinh đảm bảo sức khỏe trong suốt thời gian học tập. Mức đóng bảo hiểm y tế sẽ dao động khoảng 80 – 120 Euro/tháng.
– Các chi phí phát sinh khác
Bao gồm chi phí mua sách vở, tài liệu học tập, phí điện thoại, Internet. Hoặc chi phí đi lại & tham gia các hoạt động giải trí, tham gia câu lạc bộ. Khoản này sẽ phụ thuộc vào mức chi tiêu của từng cá nhân, dao động từ 100 – 200 Euro/tháng.
Để có thể sang Đức du học nghề, sinh viên sẽ phải chi khoảng 7.000 – 9.000 Euro (tương đương khoảng 180 – 240 triệu đồng). Mặc dù ban đầu sinh viên cần chuẩn bị một khoản tài chính khá lớn, nhưng nhờ vào khoản trợ cấp hàng tháng từ doanh nghiệp và công việc làm thêm, du học sinh vẫn có thể đảm bảo cuộc sống ổn định.
Thu nhập khi du học nghề tại Đức
Khi du học nghề tại Đức, du học sinh có một nguồn thu nhập đáng kể từ lương học nghề và các công việc làm thêm. Điều này sẽ giúp sinh viên tránh gặp phải rắc rối về tài chính trong quá trình học nghề. Cụ thể:
– Lương học nghề
Trong thời gian học, sinh viên nhận được một khoản trợ cấp hàng tháng từ doanh nghiệp đào tạo. Mức lương dao động từ 1.000 – 1.300 Euro/tháng. Từ đó mang lại sự ổn định về tài chính cho bạn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
– Làm thêm
Hiểu được nhu cầu và điều kiện của sinh viên quốc tế, chính phủ Đức tạo điều kiện cho các bạn được làm thêm trong quá trình học nghề. Du học sinh được phép làm thêm tối đa 120 ngày (8 giờ/ngày) hoặc 240 nửa ngày (4 – 6 giờ/ngày) mỗi năm với mức lương tối thiểu là 12,41 Euro/giờ. Những công việc làm thêm không chỉ hỗ trợ thu nhập mà còn là cơ hội để sinh viên cải thiện khả năng tiếng Đức và hòa nhập với văn hóa địa phương.
– Thu nhập sau khi tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên có thể ở lại làm việc tại Đức. Với mức lương khởi điểm trong khoảng 2.000 – 3.500 Euro/tháng, tùy vào lĩnh vực và trình độ. Đây là mức thu nhập hấp dẫn, đủ để sinh viên ổn định cuộc sống & tích lũy cho tương lai.
Đi du học nghề Đức bao lâu thì hòa vốn và có thu nhập ổn định
Với khoản đầu tư lớn ban đầu, nhiều bạn băn khoăn du học nghề Đức bao lâu thì hòa vốn? Hệ thống đào tạo nghề tại Đức cho phép sinh viên vừa học vừa làm với trợ cấp hàng tháng từ 1.000 – 1.300 Euro. Sau khi trang trải chi phí sinh hoạt, sinh viên có thể tiết kiệm khoảng 200 – 500 Euro mỗi tháng. Thêm vào đó, công việc làm thêm ngoài giờ mang lại thu nhập từ 600 – 1.500 Euro/tháng.
Với các nguồn thu nhập này, sinh viên có thể hoàn vốn sau khoảng 1 – 2 năm học nghề. Nếu quản lý tài chính khéo léo, các bạn còn có thể tích lũy một khoản để sẵn sàng cho các chi phí khác hoặc đầu tư thêm vào học tập.
Với sự kết hợp giữa học nghề có thu nhập, chính sách làm thêm linh hoạt và mức lương cao khi tốt nghiệp. Du học nghề tại Đức sẽ giúp sinh viên hoàn vốn nhanh chóng. Đồng thời giúp du học sinh xây dựng nền tảng tài chính vững chắc để phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống tại Đức.
>>> Xem thêm: Khám phá khí hậu các mùa ở Đức trước khi đi du học nghề?
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hoặc đang quan tâm tới chương trình du học nghề Đức, vui lòng liên hệ với EduGo qua số hotline 0966.504.334 để được giải đáp và tư vấn chi tiết hơn nhé!
Thúy Hòa