Trang chủ / Du học / Du Học Nghề Đức miễn phí 100% học phí / Du học nghề tại Đức: Điều kiện để ở lại sau khi tốt nghiệp

Du học nghề tại Đức: Điều kiện để ở lại sau khi tốt nghiệp

07/08/2024

Sau khi hoàn thành chương trình du học nghề Đức, nhiều sinh viên quốc tế mong muốn ở lại làm việc và có ý định định cư lâu dài tại đất nước này. Tuy nhiên, có nhiều bạn thắc mắc điều kiện để ở lại sau khi tốt nghiệp là gì? EduGo sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về những chính sách & quy định của Đức trong bài viết này.

Du học nghề tại Đức mất bao lâu

Chương trình du học nghề Đức thường kéo dài từ 3 – 3,5 năm. Tuy nhiên có những ngành nghề chỉ mất 2 năm để đào tạo, tùy thuộc vào ngành nghề & trường học. Đức được đánh giá là một quốc gia có hệ thống giáo dục chất lượng cao. Chương trình học nghề tại Đức được thiết kế nhằm đảo bảo sinh viên nắm vững lý thuyết. Đồng thời tạo cơ hội thực hành và làm việc thực tế tại các doanh nghiệp đối tác.

Trong suốt chương trình học, sinh viên sẽ dành khoảng 20 – 30% thời gian học lý thuyết tại trường. Khoảng 70 – 80% thời gian còn lại, sinh viên sẽ làm việc, rèn luyện tay nghề tại các doanh nghiệp. Sự kết hợp này đã giúp sinh viên có được kiến thức sâu rộng và kỹ năng cần thiết để sẵn sàng bước vào thị trường lao động.

Có được ở lại sau khi hoàn thành chương trình du học nghề tại Đức?

hoc-vien-edugo-tham-gia-chuong-trinh-du-hoc-nghe-duc

Học viên EduGo tham gia chương trình du học nghề tại Đức

Thị trường lao động ở Đức đang thiếu hụt một lượng lớn nguồn nhân lực có tay nghề. Đặc biệt trong một số ngành nghề, lĩnh vực như điều dưỡng, cơ khí, xây dựng,… Vì vậy, chính phủ Đức đã ban hành một số chính sách nhằm thu hút nhân lực có tay nghề. Bao gồm các chính sách về việc cấp giấy phép lao động và luật định cư tại Đức.

Trong quá trình học tiếng và học nghề tại Đức, sinh viên có thể tham gia vào các chương trình thực tập, hoặc các khóa học bổ sung. Nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức của bản thân. Tạo điều kiện để sinh viên có thể ở lại sau khi tốt nghiệp. Điều quan trọng là công việc đó phải liên quan trực tiếp tới ngành nghề mà bạn đang học.

Khi đã tìm được công việc chính thức, sinh viên có thể xin giấy phép lao động. Từ đó mở ra cơ hội xin thẻ xanh hoặc giấy phép cư trú lâu dài. Việc này không chỉ giúp sinh viên có thể tiếp tục làm việc tại Đức mà còn có cơ hội định cư lâu dài. Giúp họ xây dựng sự nghiệp ổn định tại một trong những quốc gia phát triển nhất châu Âu.

Du học nghề Đức và chính sách định cư lâu dài

Chính sách định cư lâu dài tại Đức là một điểm thu hút lớn đối với sinh viên quốc tế. Đặc biệt là những ai hoàn thành chương trình du học nghề. Sinh viên cần đảm bảo có việc làm ổn định và đáp ứng các yêu cầu về thu nhập, bảo hiểm y tế và đóng góp xã hội. Khi đó, sinh viên có thể xin cấp thẻ xanh của Đức.

Thẻ xanh giúp người lao động có quyền làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào phù hợp với trình độ của mình. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa gia đình sang Đức sinh sống. Để có thẻ xanh, họ cần có hợp đồng làm việc với mức lương tối thiểu theo quy định. Thông thường, mức lương tối thiểu mà người lao động cần đạt là 56.400 Euro/năm. Hoặc thấp hơn đối với các ngành nghề thiếu hụt nhân lực.

Sau một thời gian làm việc liên tục, bạn có thể xin cấp giấy phép cư trú vĩnh viễn (Niederlassungserlaubnis). Điều này yêu cầu người lao động phải có ít nhất 5 năm làm việc liên tục tại Đức. Đồng thời có đủ khả năng tài chính để tự nuôi sống bản thân và gia đình.

 >>> Xem thêm: Các ngành nghề dễ xin việc khi du học nghề Đức

Chính sách định cư lâu dài tại Đức đã mang lại cơ hội nghề nghiệp và cuộc sống ổn định cho sinh viên quốc tế. Đồng thời giúp họ hòa nhập và trở thành một phần của cộng đồng Đức. Điều này cũng góp phần đáp ứng nhu cầu lao động của Đức và sự phát triển bền vững của nền kinh tế & xã hội nước này.

Thúy Hòa

Đăng ký ngay
error: Content is protected !!