Du học nghề Đức gồm những ngành nào? Giải pháp cho sinh viên đang tìm hướng đi mới
Với mong muốn tìm kiếm cho mình một hướng đi khác để có cơ hội việc làm rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn. Nhiều sinh viên của các trường lựa chọn cho mình một hướng đi khác, đó là du học nghề Đức. Đặc biệt là những bạn đang là sinh viên của các trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam. Vậy du học nghề Đức gồm những ngành nào? Đâu là giải pháp giúp sinh viên tìm được hướng đi mới phù hợp? Cùng EduGo tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!
Xu hướng du học nghề tại Đức
Không chỉ có các bạn vừa tốt nghiệp THPT mà còn có rất nhiều bạn sinh viên đang học cao đẳng, đại học lựa chọn đi du học nghề Đức. Điều này cho thấy có sự thay đổi trong tư duy chọn ngành nghề của sinh viên hiện nay. Các bạn trẻ đang dần có nhận thức về cơ hội phát triển nghề nghiệp tại các nước châu Âu.
Sau một thời gian học tập tại Việt Nam, nhiều bạn nhận ra ngành đang học không phù hợp. Đồng thời không đáp ứng được mong muốn cá nhân, triển vọng phát triển nghề nghiệp của bản thân và không đem lại việc làm ổn định.
Trong khi đó, du học nghề Đức mang đến một lộ trình học tập cụ thể. Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức & kỹ năng, có cơ hội việc làm rộng mở và thu nhập cao. Du học nghề Đức sẽ giúp các bạn “thoát khỏi” các chương trình học chỉ toàn lý thuyết. Mở ra con đường nghề nghiệp thực tế hơn, giúp bạn tập trung phát triển các kỹ năng chuyên môn.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngành nghề cũng hết sức quan trọng. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về du học nghề Đức gồm những ngành nào trong phần sau.
Du học nghề Đức gồm những ngành nào?
Đức có nền kinh tế phát triển mạnh và hệ thống giáo dục nghề chuyên nghiệp. Từ đó cung cấp đa dạng các ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường và có khả năng phát triển lâu dài. Du học nghề Đức gồm những ngành nào? Cụ thể:
– Ngành Điều dưỡng
– Ngành Trợ lý Nha khoa – Trợ lý Y khoa
– Ngành Công nghệ thông tin
– Ngành Nhà hàng – Khách sạn
– Ngành Bán hàng & Chế biến thực phẩm
– Ngành Làm bánh & Bán bánh
– Ngành Cơ khí và Kỹ thuật điện
– Ngành Lái xe & Vận hành tàu điện
– Ngành Xây dựng
– Ngành Logistics
Khi du học nghề Đức, mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu và lợi thế riêng. Tuy nhiên, sinh viên đều nhận được mức lương trợ cấp trong quá trình học nghề tại Đức. Cùng với đó là cơ hội làm việc và định cư lâu dài tại Đức.
Lợi ích khi chuyển hướng du học nghề Đức
Việc chuyển hướng từ học đại học trong nước sang du học nghề tại Đức sẽ mang đến nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà sinh viên có thể nhận được khi chọn con đường này:
1. Đi du học nghề Đức không mất học phí
Chính phủ và doanh nghiệp tại Đức hỗ trợ phần lớn chi phí cho các chương trình đào tạo nghề. Điều này giúp các doanh nghiệp Đức thu hút được đông đảo nguồn nhân lực quốc tế. Từ đó đảm bảo nguồn lao động có tay nghề cao trong các ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng tại quốc gia này.
2. Được nhận trợ cấp học nghề hàng tháng
Nhờ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, sinh viên học nghề tại Đức còn nhận được lương trợ cấp. Mức lương trợ cấp trung bình từ 1.000 – 1.300 Euro/tháng (tương đương khoảng 25 – 35 triệu đồng). Tùy vào ngành nghề sinh viên lựa chọn, mức lương này có thể thay đổi. Tuy nhiên, du học sinh vẫn có thể đảm bảo cuộc sống và có một nguồn thu nhập đáng kể.
3. Có việc làm với mức lương hấp dẫn sau tốt nghiệp
Nhu cầu lao động trong các ngành nghề điều dưỡng, nhà hàng – khách sạn và cơ khí ngày càng tăng. Sau khi hoàn thành chương trình học nghề, sinh viên có thể dễ dàng tìm được việc làm tại Đức. Với mức lương khởi điểm từ 2.500 – 3.500 Euro/tháng (tương đương khoảng 60 – 85 triệu đồng/tháng).
4. Cơ hội định cư lâu dài tại Đức
Đức cho phép sinh viên quốc tế có thể ở lại làm việc và định cư sau khi tốt nghiệp. Sau vài năm làm việc tại Đức, sinh viên có thể xin định cư lâu dài hoặc thậm chí là xin nhập quốc tịch nếu muốn. Những chính sách ưu đãi từ chính phủ Đức sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn phát triển sự nghiệp và sớm ổn định cuộc sống.
5. Kết nối và phát triển mạng lưới nghề nghiệp tại châu Âu
Sinh viên học nghề tại Đức sẽ có cơ hội kết nối với các chuyên gia, đồng nghiệp và doanh nghiệp không chỉ trong phạm vi Đức mà còn mở rộng ra toàn châu Âu. Với tư cách làm thành viên trong khối Schengen, du học sinh có thể tự do đi lại và làm việc tại 26 quốc gia trong khu vực.
>>> Xem thêm: Các loại thuế thu nhập tại Đức mà người lao động cần phải đóng
Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ nắm được du học nghề Đức gồm những ngành nào. Việc chuyển hướng sang du học nghề Đức là sẽ một lựa chọn mang lại nhiều giá trị cho các bạn trẻ đang tìm kiếm con đường mới để phát triển.
Thúy Hòa