Nhược điểm của hệ thống đào tạo nghề tại Đức du học sinh cần biết
Hệ thống đào tạo nghề tại Đức nổi tiếng với chất lượng cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Bên cạnh đó, hệ thống này vẫn tồn tại một số nhược điểm không phải ai cũng nhận ra. Đối với sinh viên quốc tế, việc hiểu rõ những hạn chế này là quan trọng để chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình du học nghề Đức. Cùng EduGo tìm hiểu chi tiết thông qua những thông tin được cung cấp trong bài viết này nhé!
Tổng quan về hệ thống giáo dục nghề tại Đức
Trong lĩnh vực đào tạo nghề tại Đức, quốc gia này nổi bật với mô hình đào tạo nghề kép. Đây là chương trình đào tạo song song giữa việc học tại trường nghề & thực hành tại các doanh nghiệp. Mang lại cho sinh viên kỹ năng chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm làm việc trong môi trường thực tế.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp tại Đức cũng liên kết chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện giúp sinh viên có cơ hội thực hành thực tiễn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là một trong những điểm đặc biệt của hệ thống đào tạo nghề tại Đức.
Nhờ sự hỗ trợ và chính phủ và các doanh nghiệp, sinh viên sẽ được miễn học phí ở hầu hết các chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, sinh viên còn được hưởng lương học nghề từ chính doanh nghiệp mà mình thực tập. Cùng với cơ hội tìm kiếm được việc làm và mức thu nhập hấp dẫn.
Nhược điểm của hệ thống đào tạo nghề tại Đức
Hệ thống đào tạo nghề tại Đức luôn được đánh giá cao về chất lượng và cơ hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, không phải khía cạnh nào của hệ thống này cũng hoàn hảo. Những nhược điểm này có thể là những thách thức không hề nhỏ. Đặc biệt đối với những bạn lần đầu sinh sống và học tập trong một môi trường hoàn toàn mới.
Dưới đây là một số nhược điểm của hệ thống đào tạo nghề tại Đức mà bạn nên biết:
1. Yêu cầu cao về trình độ ngôn ngữ
Một trong những rào cản lớn nhất với sinh viên quốc tế là yêu cầu về trình độ tiếng Đức. Bạn sẽ phải giao tiếp bằng tiếng Đức thường xuyên với bạn bè, giáo viên trong lớp học. Không dừng lại ở đó, sinh viên còn phải trao đổi công việc với đồng nghiệp tại nơi thực tập.
Để quá trình học tập tại Đức hiệu quả, sinh viên phải trang bị cho mình khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt. Điều này cũng góp phần giúp du học sinh nhanh chóng làm quen với hệ thống đào tạo nghề tại Đức và hòa nhập với cuộc sống nơi đây.
2. Áp lực từ việc cân bằng giữa học lý thuyết và thực hành
Hệ thống đào tạo nghề tại Đức yêu cầu sinh viên học song song giữa lý thuyết và thực hành. Với lịch trình học tập dày đặc, nhiều bạn dễ cảm thấy mệt mỏi khi phải cân bằng việc học tại trường nghề và thực hành tại doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi du học sinh có khả năng sống tự lập, có lập kế hoạch học tập chi tiết và rõ ràng.
3. Hạn chế trong việc chuyển ngành hoặc chương trình học
So với các chương trình đào tạo nghề, hệ thống đào tạo nghề tại Đức ngắn hơn. Thời gian để sinh viên hoàn thành chương trình này chỉ kéo dài từ 2 đến 3,5 năm. Do đó, việc chuyển đổi ngành học & doanh nghiệp thực tập có thể khiến thời gian học nghề bị kéo dài hơn. Bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng ngay từ khi quyết định lựa chọn ngành học để tránh rủi ro.
4. Cạnh tranh cao và cơ hội việc làm không đồng đều
Một số ngành nghề thiếu hụt nhân lực tại Đức đang được nhiều bạn trẻ ưu tiên lựa chọn. Ví dụ như ngành điều dưỡng, cơ khí, kỹ thuật, xây dựng và bán hàng. Điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh cao khi sinh viên thực tập và tìm kiếm việc làm. Do đó, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường lao động và nhu cầu của từng ngành nghề. Từ đó đưa ra được quyết định lựa chọn ngành nghề đúng đắn.
Du học nghề Đức có những ngành nghề gì?
Hệ thống đào tạo nghề tại Đức cung cấp nhiều ngành nghề đa dạng. Giúp các bạn dễ dàng lựa chọn được ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực của mình. Dưới đây là một số ngành nghề phổ biến và thu hút nhiều học viên quốc tế tham gia, bạn có thể tham khảo:
+ Ngành Điều dưỡng
+ Ngành Trợ lý nha khoa
+ Ngành Kỹ thuật – Cơ khí
+ Ngành Xây dựng
+ Ngành Bán hàng & Chế biến thực phẩm
+ Ngành Nhà hàng – Khách sạn
>>> Xem thêm: Đi Đức có giàu không? Thu nhập của du học sinh Việt Nam tại Đức
Để có thể tận dụng được các cơ hội mà hệ thống đào tạo nghề tại Đức mang lại, sinh viên cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ rào cản ngôn ngữ, áp lực cân bằng việc học cho đến sự cạnh tranh trong ngành nghề. Bên cạnh đó, những thách thức này không chỉ đòi hỏi sự kiên trì mà bạn còn phải có kế hoạch học tập rõ ràng.
Thúy Hòa