Người Đức sử dụng mạng xã hội nào nhiều nhất?
Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người dân trên thế giới và Đức cũng không ngoại lệ. Với sự đa dạng và phong phú của các nền tảng xã hội, người Đức có xu hướng chọn những nền tảng có thể kết nối, chia sẻ và giải trí. Vậy người Đức sử dụng mạng xã hội nào nhiều nhất? Cùng EduGo tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
WhatsApp – Mạng xã hội được ưa chuộng nhất tại Đức
WhatsApp là một ứng dụng nhắn tin miễn phí cho phép người dùng gửi tin nhắn văn bản. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện cuộc gọi thoại, video, chia sẻ hình ảnh / video / tài liệu. Ra đời vào năm 2009, WhatsApp nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến. Chính nhờ vào sự đơn giản, tiện lợi và an toàn của ứng dụng này.
Người Đức sử dụng mạng xã hội nào nhiều nhất? Theo khảo sát cuối năm 2020, khoảng 87% người dùng mạng xã hội ở Đức sử dụng WhatsApp. Đây là tỷ lệ sử dụng cao nhất trong số các nền tảng mạng xã hội tại quốc gia này. WhatsApp đã trở thành công cụ không thể thiếu trong việc liên lạc hàng ngày của người dân Đức. Từ thanh niên cho đến người trưởng thành và cả những người trung niên.
Mã hóa đầu cuối là một trong những tính năng bảo mật quan trọng nhất của WhatsApp. Chỉ có người gửi và người nhận mới có thể truy cập vào nội dung tin nhắn, cuộc gọi. Với công nghệ này, WhatsApp đã cung cấp một nền tảng liên lạc tiện lợi. Giúp đảm bảo mức độ bảo mật và quyền riêng tư cao nhất cho người dùng. Từ đó, góp phần làm nên sự tin tưởng và yêu thích đối với ứng dụng này tại Đức.
Du học sinh sử dụng mạng xã hội nào khi du học nghề tại Đức?
Khi du học nghề tại Đức, việc sử dụng mạng xã hội và các dịch vụ internet là cần thiết. Giúp người dùng duy trì liên lạc với gia đình, bạn bè, cũng như để học tập và làm việc. Ngoài WhatsApp, du học sinh nghề tại Đức có thể sử dụng một số mạng xã hội và dịch vụ internet phổ biến sau để có trải nghiệm tốt nhất:
Facebook vẫn là một mạng xã hội phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà ở Đức cũng vậy. Tuy nhiên, Facebook không được sử dụng nhiều như WhatsApp tại Đức. Bạn có thể tham gia các nhóm dành cho du học sinh Việt Nam tại Đức để được hỗ trợ. Đồng thời lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm và tìm kiếm được những thông tin hữu ích.
LinkedIn là mạng xã hội khá chuyên nghiệp, rất quan trọng cho những ai đang học nghề và tìm kiếm cơ hội việc làm tại Đức. Tạo một hồ sơ chuyên nghiệp trên LinkedIn sẽ giúp bạn kết nối với các chuyên gia trong ngành. Hoặc các nhà tuyển dụng trên khắp nước Đức. Hỗ trợ bạn tìm kiếm việc làm, thực tập và nhận lời khuyên về nghề nghiệp từ các chuyên gia.
Đây là một nền tảng chủ yếu dành cho việc chia sẻ hình ảnh và video. Mạng xã hội này cũng phổ biến với giới trẻ tại Đức. Giúp người dùng chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống hàng ngày. Họ có thể kết nối với bạn bè mới và khám phá văn hóa, địa điểm tại Đức thông qua các bài viết và câu chuyện (stories) từ người khác.
■ YouTube
YouTube không chỉ là nền tảng giải trí mà còn là nguồn tài nguyên học tập phong phú. Du học sinh có thể tìm thấy nhiều video hướng dẫn và bài giảng. Hoặc những tài liệu hữu ích liên quan đến ngành nghề bạn đang theo học. Theo dõi các kênh YouTube của các chuyên gia, tổ chức tại Đức cũng giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới.
Giao diện của Pinterest đơn giản, dễ sử dụng và trực quan. Thu hút được nhiều người dùng ở các độ tuổi và nền tảng khác nhau. Công cụ tìm kiếm và gợi ý thông minh của Pinterest giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ. Ứng dụng này cho phép người dùng lưu trữ và tổ chức các ý tưởng sáng tạo theo chủ đề. Giúp họ dễ dàng truy cập và thực hiện các dự án cá nhân hoặc công việc.
>>> Xem thêm: Du học nghề Đức chi phí bao nhiêu?
Sự phổ biến của các mạng xã hội Đức không chỉ phản ánh tiến độ công nghệ mà còn cho thấy xu hướng kết nối và tương tác trực tuyến ngày càng mạnh mẽ. Hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội & thách thức mới trong tương lai.
Thúy Hòa