Trang chủ / Du học / Du Học Nghề Đức miễn phí 100% học phí / Hệ thống điểm tại Đức: Những điều du học sinh cần biết

Hệ thống điểm tại Đức: Những điều du học sinh cần biết

19/06/2024

Hệ thống điểm tại Đức khác biệt khá nhiều so với các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam. Điểm số không chỉ phản ánh năng lực học tập mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Trong bài viết này, EduGo sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về hệ thống điểm ở Đức. Giúp bạn tự tin hơn trên con đường chinh phục tri thức và nghề nghiệp sau này.

Hệ thống điểm tại Đức

Với hệ thống giáo dục chất lượng và nền kinh tế vững mạnh, chương trình du học nghề tại Đức đã cung cấp đầy đủ những hành trang cần thiết. Không chỉ về kiến thức mà còn tạo cơ hội cho sinh viên thực hành chuyên sâu tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thành công, việc hiểu rõ hệ thống điểm – một phần quan trọng trong đánh giá và định hướng học tập – là điều không thể bỏ qua.

Trong giáo dục nghề tại Đức gồm 2 phần chính: đánh giá lý thuyết và thực hành. Các khóa học lý thuyết thường được tổ chức dạy tại các trường nghề. Còn phần thực hành diễn ra tại các doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo thực thế. Việc kết hợp này đã tạo ra một hệ thống đào tạo nghề kép. Giúp du học sinh nắm vững kiến thức chuyên môn và phát triển kỹ năng nghề nghiệp thực tế.

Hệ thống điểm phản ánh năng lực, giúp sinh viên nhận biết được những phần cần cải thiện. Đây là công cụ hữu ích để định hướng việc học tập và phát triển sự nghiệp trong tương lai. Nắm vững hệ thống điểm là bước đầu tiên để đạt được thành công khi du học nghề tại Đức.

Sự khác biệt giữa hệ thống điểm tại Đức và Việt Nam

Đức và Việt Nam sẽ có những đặc trưng riêng trong cách thức đánh giá và chấm điểm. Điều này ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm học tập và định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Hệ thống giáo dục tại Đức đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra đánh giá lý thuyết và thực hành, đặc biệt trong chương trình đào tạo nghề. Các bài thi có cấu trúc rõ ràng, tập trung vào việc đánh giá sự hiểu biết & kỹ năng.

Còn ở Việt Nam, chủ yếu dựa vào các bài thi lý thuyết, bài thi cuối kỳ và thi tốt nghiệp để đánh giá năng lực. Việc đánh giá kỹ năng thực hành chỉ diễn ra ở các trường kỹ thuật hay đào tạo nghề. Việt Nam thường sử dụng thang điểm từ 0 đến 10, với 0 là thấp nhất, 10 là cao nhất. Thang điểm chi tiết giúp phân loại học sinh ở nhiều mức độ khác nhau. Đồng thời, phản ánh rõ hơn sự đa dạng trong năng lực học tập của sinh viên.

su-khac-biet-giua-he-thong-diem-tai-duc-va-viet-nam

Sự khác biệt giữa hệ thống điểm tại Đức và Việt Nam

Các bậc trong hệ thống điểm tại Đức, cụ thể:

– 1.0: Xuất sắc (Sehr gut)

– 2.0: Tốt (Gut)

– 3.0: Khá (Befriedigend)

– 4.0: Đạt (Ausreichend)

– 5.0: Yếu (Mangelhaft)

– 6.0: Kém (Ungenügend)

Điểm số từ 1 đến 4 được coi là đạt yêu cầu, trong khi 5 và 6 thể hiện sự không đạt. Du học sinh cần nắm rõ để có những điều chỉnh nhanh chóng, tránh gây ảnh hưởng đến kết quả học tập.

>>> Xem thêm: Du học nghề Đức chi phí bao nhiêu?

Lựa chọn ngành nghề khi du học nghề tại Đức năm 2024

Việc lựa chọn ngành nghề khi du học nghề tại Đức là một bước quan trọng. Có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp tương lai của mỗi du học sinh. Với hệ thống đào tạo nghề kép chất lượng, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Một số ngành nghề mà du học sinh Việt Nam có thể lựa chọn khi du học nghề tại Đức:

■ Ngành Bán hàng & Chế biến thực phẩm

■ Ngành Cơ khí – Thợ điện

■ Ngành Điều dưỡng – Y tế 

■ Ngành Xây dựng

■ Ngành Làm bánh

■ Ngành Nhà hàng – Khách sạn

■ Ngành Lái tàu – Vận hành tàu điện

■ Ngành An ninh

Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp không chỉ dựa trên sở thích cá nhân mà còn phải xem xét đến nhu cầu thị trường và triển vọng nghề nghiệp. Năm 2024 với nhiều cơ hội và thách thức mới, du học sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đúng đắn. Đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững trong tương lai. Chúc bạn có một hành trình du học nghề Đức thành công trong thời gian sắp tới!

Thúy Hòa

Đăng ký ngay
error: Content is protected !!