Giờ làm việc ở Đức: Tác phong làm việc của người lao động
Trong quá trình học tập học tập và sinh sống tại Đức, chắc hẳn các bạn sinh viên cũng có ý định tìm kiếm công việc làm thêm nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính. Tuy nhiên, bạn cần biết và hiểu rõ về luật pháp làm việc tại Đức. Bao gồm số giờ làm việc tại Đức, văn hóa làm việc và quyền lợi của người lao động. Cùng EduGo tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
Giờ làm việc ở Đức khác gì so với Việt Nam?
Khi làm việc tại Đức, bạn có thể thấy sự khác biệt về giờ làm việc so với Việt Nam. Điều này đã phản ánh những nét đặc trưng riêng của văn hóa lao động và quy định pháp lý của từng quốc gia. Theo Luật lao động Đức, người lao động sẽ làm việc tối đa 8 giờ mỗi ngày. Nghĩa là họ không được làm việc quá 48 giờ mỗi tuần.
Đức áp dụng chính sách làm việc linh hoạt nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp tại đất nước này đã áp dụng tuần làm việc từ 35 đến 40 giờ/tuần. Nếu doanh nghiệp muốn người lao động làm thêm thì phải được sự đồng ý của họ. Tuy nhiên, số giờ làm việc phải được kiểm soát chặt chẽ và tuân theo Luật lao động của Đức.
Ở Việt Nam, số giờ tiêu chuẩn mà người lao động cần làm là 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ phải làm thêm giờ để đáp ứng khối lượng công việc. Đặc biệt trong các nhà máy hay khu công nghiệp, người lao động sẽ phải tăng ca thường xuyên. Họ sẽ phải làm việc nhiều giờ liên tục. Điều này tạo áp lực lớn đến sức khỏe và gây ảnh hưởng tới tinh thần làm việc.
Tác phong làm việc của người Đức
Tác phong làm việc của người Đức nổi bật với những đặc điểm như tính kỷ luật, chính xác. Kết quả công việc đạt hiệu quả cao, có sự phân chia rạch ròi công việc & cuộc sống cá nhân. Những đặc điểm này đã tạo nên nét đặc trưng riêng của người lao động Đức. Góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế bền vững của quốc gia này.
Người Đức khá coi trọng việc đúng giờ, coi đây là sự biểu hiện của sự chuyên nghiệp. Đồng thời có thái độ tôn trọng với những đồng nghiệp và đối tác. Các cuộc họp và lịch trình công việc thường được sắp xếp logic và tuân thủ nghiêm ngặt. Việc đến muộn thường được coi là hành vi thiếu tôn trọng. Có ảnh hưởng đến uy tín của bạn trong môi trường làm việc.
Tính tỉ mỉ và chính xác của người Đức đã giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời làm giảm thiểu sai sót và rủi ro trong quá trình làm việc. Sự chú trọng vào chi tiết và chất lượng được thể hiện rõ khi họ lập kế hoạch và thực hiện công việc. Điều đó giúp đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất.
Quyền lợi của người lao động tại Đức
Người lao động ở Đức được bảo vệ và hưởng nhiều quyền lợi đáng kể. Họ được đảm bảo bởi hệ thống pháp luật lao động chặt chẽ và một nền kinh tế phát triển. Những quyền lợi này sẽ giúp đảm bảo tính công bằng và an toàn cho người lao động. Đồng thời, người dân có thể an tâm làm việc và nâng cao chất lượng đời sống.
Mức lương tối thiểu đã được quy định bởi nhà nước và được điều chỉnh định kỳ. Nhằm phù hợp với mức sống của người dân và tình hình kinh tế hiện tại của quốc gia này. Năm 2024, mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được đăng tăng lên 12,41 EUR/giờ. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ và tiền thưởng cũng được quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động.
Người lao động tại Đức sẽ được hưởng ít nhất là 20 ngày phép có lương mỗi năm. Tuy nhiên, số ngày phép có thể thay đổi theo quy định của liên bang và từng bang. Khi ốm đau, người lao động cũng được hưởng chế độ nghỉ ốm với mức lương được đảm bảo. Điều này giúp họ có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo năng lượng.
>>> Xem thêm: Khám phá Berlin -Thủ đô sầm uất nhất nước Đức
Đối với những ai có ý định du học nghề tại Đức, việc nắm bắt những đặc điểm này là vô cùng quan trọng. Hiểu rõ về giờ làm việc & tác phong làm việc của người lao động tại Đức sẽ giúp bạn thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc. Từ đó mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp vững chắc tại quốc gia này.
Thúy Hòa