Du học nghề Đức có được định cư không? Điều kiện và quy trình
Đức có hệ thống giáo dục nghề chất lượng và môi trường chuyên nghiệp. Giúp mở ra cánh cửa định cư lâu dài tại một đất nước đáng sống. Tuy nhiên, nhiều bạn thắc mắc rằng đi du học nghề Đức có được định cư không? EduGo sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi “Du học nghề Đức có được định cư không” bằng cách cung cấp những thông tin hữu ích. Cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Du học nghề Đức có được định cư không?
Đức là một trong những quốc gia có chính sách cởi mở nhằm khuyến khích lao động nước ngoài. Đặc biệt là du học sinh nghề có mong muốn được ở lại Đức làm việc & định cư lâu dài. Đây là một chiến lược nhằm thu hút nhân lực quốc tế, bù đắp sự thiếu hụt lao động ở nhiều ngành nghề quan trọng.
Du học nghề Đức có được định cư không? Câu trả lời là có. Sau khi hoàn thành chương trình học nghề, du học sinh có thể ở lại Đức khoảng 2 năm. Nếu đáp ứng được các điều kiện định cư tại quốc gia này, bạn hoàn toàn có thể xin cấp thẻ cư trú dài hạn. Thậm chí là xin nhập quốc tịch Đức sau một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, việc định cư không chỉ phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ Đức. Du học sinh còn phải chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực từ chính bản thân. Nắm vững thông tin, đáp ứng các điều kiện và có kế hoạch rõ ràng sẽ là chìa khóa để sinh viên quốc tế hiện thực hóa giấc mơ định cư tại Đức.
Các điều kiện để định cư tại Đức
Định cư tại Đức là mục tiêu của nhiều du học sinh đang du học nghề tại Đức. Để thực hiện được điều này, sinh viên cần đáp ứng các điều kiện về học vấn, việc làm, thu nhập và khả năng hội nhập xã hội. Những yêu cầu này sẽ đảm bảo rằng bạn có thể ổn định cuộc sống lâu dài và có đóng góp tích cực cho nền kinh tế và xã hội Đức. Chi tiết các điều kiện để định cư tại Đức là:
– Hoàn thành chương trình học nghề tại Đức
– Có hợp đồng lao động chính thức
– Có thu nhập ổn định
– Đạt yêu cầu về trình độ tiếng Đức
– Đóng bảo hiểm và thuế đầy đủ
– Không vi phạm pháp luật
– Tham gia các khóa hội nhập văn hóa và xã hội
Quy trình định cư tại Đức sau khi học nghề
Du học sinh cần hiểu rõ quy trình và tuân thủ các quy định về việc định cư của chính phủ Đức. Từ việc hoàn thành chương trình học nghề, xin giấy phép lao động đến nộp hồ sơ,… Dưới đây là chi tiết các bước để có thể hiện thực hóa giấc mơ định cư tại Đức:
■ Bước 1: Hoàn thành chương trình học nghề
Sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng chuyên môn cần thiết sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề tại Đức. Đây là một trong các yêu cầu cơ bản để xin giấy phép lao động sau này. Hãy đảm bảo đạt kết quả tốt trong quá trình học nghề tại Đức và tận dụng được cơ hội thực tập để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
■ Bước 2: Xin giấy phép lao động (Arbeitsvisum)
Sau khi tốt nghiệp, bạn cần nộp đơn xin giấy phép lao động. Giấy phép này cho phép du học sinh ở lại Đức làm việc trong lĩnh vực đã học. Một số giấy tờ du học sinh cần phải chuẩn bị bao gồm:
+ Hợp đồng lao động từ một công ty tại Đức
+ Bằng chứng nhận tốt nghiệp chương trình nghề
+ Giấy tờ chứng minh bạn đủ điều kiện về chuyên môn và ngôn ngữ
■ Bước 3: Đáp ứng thời gian làm việc yêu cầu
Theo quy định, du học sinh cần làm việc liên tục trong thời gian tối thiểu. Tùy vào ngành nghề và điều kiện định cư của từng bang, bạn cần sinh sống và làm việc từ 2 – 3 năm sau khi tốt nghiệp. Trong giai đoạn này, du học sinh cần đảm bảo duy trì công việc ổn định, đóng bảo hiểm xã hội & thuế theo quy định. Đồng thời chứng minh thu nhập để tự trang trải cuộc sống và không phụ thuộc vào trợ cấp nào.
■ Bước 4: Nộp hồ sơ xin cấp thẻ cư trú lâu dài (Niederlassungserlaubnis)
Khi đã đáp ứng đủ thời gian làm việc, bạn có thể nộp hồ sơ xin thẻ cư trú lâu dài. Hồ sơ cần bao gồm:
+ Hợp đồng lao động hiện tại
+ Bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận từ cơ sở đào tạo nghề
+ Giấy tờ xác nhận đóng bảo hiểm và thuế
+ Chứng chỉ tiếng Đức (thường từ trình độ B1 trở lên)
Ngoài ra, bạn còn phải đảm bảo tham gia các khóa hội nhập văn hóa Đức. Đây không chỉ là yêu cầu cần thiết trong quy trình xin định cư mà còn là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử và hệ thống pháp luật của Đức.
■ Bước 5: Phỏng vấn và nhận quyết định định cư
Hãy chuẩn bị trả lời các câu hỏi về công việc, cuộc sống và kế hoạch tương lai tại Đức. Nếu hồ sơ được chấp thuận, du học sinh sẽ nhận được quyết định định cư và chính thức trở thành thường trú nhân tại Đức.
>>> Xem thêm: Top 6 ngành nghề HOT nên lựa chọn khi đi du học nghề Đức
Du học nghề Đức có được định cư không? Định cư tại Đức sau khi khi tốt nghiệp là khả thi nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Với sự nỗ lực và chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn có thể biến giấc mơ định cư thành hiện thực. Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ để sẵn sàng cho hành trình đầy triển vọng này!
Thúy Hòa