Cộng đồng người Việt ở Đức đón Xuân Ất Tỵ 2025 – Duy trì những nét văn hóa truyền thống
Xuân Ất Tỵ 2025 không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là cầu nối giúp gắn kết cộng đồng. Khi sắc xuân bắt đầu len lỏi khắp các thành phố, cộng đồng người Việt ở Đức vẫn giữ được trọn vẹn những giá trị văn hóa truyền thống của Tết cổ truyền. Từ hình ảnh bánh chưng xanh, cành đào đến những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. Cùng EduGo khám phá cộng đồng người Việt ở Đức đón Xuân Ất Tỵ như thế nào trong bài viết này nhé!
Cộng đồng người Việt ở Đức có đông không?

Cộng đồng người Việt ở Đức có đông không?
Cộng đồng người Việt ở Đức là nhóm người gốc Á có số lượng lớn nhất tại quốc gia này. Vậy có bao nhiêu người Việt sống tại Đức? Tính đến năm 2021, ước tính có gần 200.000 người Việt sinh sống, làm việc tại Đức và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.
Không chỉ nổi tiếng với các khu du lịch, Đức còn là điểm đến lý tưởng để du học nghề và phát triển sự nghiệp. Với hệ thống giáo dục nghề chất lượng, môi trường học tập hiện đại và cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Mỗi năm, Đức đã thu hút được hàng ngàn sinh viên, người lao động Việt Nam sang học tập và làm việc.
Trải qua nhiều năm, cộng đồng người Việt ở Đức đã phát triển mạnh mẽ. Mặc dù sống xa quê hương nhưng họ vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa. Đồng thời nhanh chóng hòa nhập vào đời sống xã hội tại quốc gia này.
Cộng đồng người Việt ở Đức đón Xuân Ất Tỵ 2025 như thế nào?

Cộng đồng người Việt ở Đức đón Xuân Ất Tỵ 2025 như thế nào?
Cộng đồng người Việt ở Đức là một trong những nhóm kiều bào đông đảo, luôn nỗ lực gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Với không khí Tết rộn ràng và ấm áp, Xuân Ất Tỵ 2025 chính là dịp để người Việt gắn kết và cùng đón chào năm mới thông qua những hoạt động truyền thống.
1. Chuẩn bị món ăn ngày Tết
Mỗi dịp Tết đến xuân về, cộng đồng người Việt ở Đức sẽ tất bật chuẩn bị những món ăn truyền thống. Họ sẽ cùng nhau gói bánh chưng & bánh tét – hai biểu tượng ẩm thực đặc trưng trong ngày Tết của Việt Nam.
Bên cạnh đó, mâm cơm ngày Tết cũng không thể thiếu dưa hành, nem rán, mứt gừng hay mứt dừa. Nhiều gia đình còn tự tay chuẩn bị nguyên vật liệu để làm các món ăn này. Những kỷ niệm, tình cảm và nỗi nhớ quê nhà cũng được họ gửi gắm trong từng món ăn.
2. Trang trí nhà cửa đón Tết
Người Việt ở Đức đón Tết như thế nào? Trang trí nhà cửa là một hoạt động không thể thiếu trong việc chuẩn bị đón Tết của người Việt. Việc tìm kiếm những cành đào, cành mai tươi sẽ không dễ dàng, đặc biệt là ở một quốc gia châu Âu. Vì vậy, nhiều gia đình đã thay bằng đào giả, mai giả, hay thậm chí là những chậu quất nhỏ.
Những chiếc đèn lồng, câu đối đỏ và những vật dụng biểu tượng cho sự may mắn cũng được bày biện ở khắp nơi. Điều này cũng góp phần giúp người Việt cảm thấy gần gũi hơn với quê hương.
3. Tổ chức các sự kiện văn hóa
Vào dịp Tết Nguyên Đán, cộng đồng người Việt ở Đức thường tụ họp lại và cùng tổ chức các sự kiện như múa lân, múa rồng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc & hát quan họ. Đây là cơ hội để mọi người gặp gỡ, giao lưu & chia sẻ niềm vui những ngày đầu năm mới.
Ngoài ra, các cuộc thi gói bánh chưng, kéo co, nhảy sạp cũng thu hút đông đảo người dân tham gia, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Những sự kiện này không chỉ giúp cộng đồng người Việt ở Đức thêm gắn kết, mà còn là cơ hội để giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
4. Giao lưu và gửi lời chúc
Tết Nguyên Đán là thời điểm để mọi người trao nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới. Vì vậy, cộng đồng người Việt ở Đức thường tổ chức gặp mặt để chia sẻ niềm vui và mong ước về một năm an lành và thịnh vượng.
Thói quen lì xì vẫn được mọi người duy trì khi sang Đức. Hoạt động này cũng là cách để mọi người gửi gắm lời chúc may mắn tới người xung quanh. Dù ở bất cứ đâu, người Việt cũng sẽ cảm nhận được không khí Tết trọn vẹn và ý nghĩa.
Thu nhập của người Việt ở Đức

Thu nhập của người Việt tại Đức
Thu nhập của người Việt ở Đức có cao không? Thu nhập có sự khác biệt tùy vào lĩnh vực làm việc và trình độ chuyên môn. Nhiều ngành nghề không yêu cầu trình độ học vấn cao nhưng vẫn mang lại thu nhập ổn định.
Khi du học nghề tại Đức, sinh viên có cơ hội vừa học vừa làm và hưởng lương thực tập lên tới 1.300 EUR/tháng. Với mức trợ cấp này, du học sinh hoàn toàn có thể chi trả phí sinh hoạt trong thời gian học nghề. Ngoài ra, chính phủ Đức cũng cho phép sinh viên được làm thêm trong thời gian rảnh.
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có mức lương khởi điểm từ 2.500 – 3.500 EUR/tháng. Mức lương có thể tăng cao nếu bạn làm việc trong các ngành đang thiếu nhân lực trầm trọng tại Đức như điều dưỡng, xây dựng, nhà hàng – khách sạn, bán hàng,…
>>> Xem thêm: Tại sao nên du học nghề Đức năm 2025? Những lợi ích không thể bỏ qua
Tết Ất Tỵ 2025 là dịp quan trọng để cộng đồng người Việt ở Đức cùng duy trì và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống. Những hoạt động đón Tết không chỉ mang lại niềm vui, mà còn khẳng định được tinh thần đoàn kết, lòng tự hào về văn hóa Việt.
Thúy Hòa