Sự thật về xuất khẩu lao động, miếng bánh ngon hay áp lực vô hình
Xuất khẩu lao động đang trở thành tiêu điểm trong những năm gần đây. Rất nhiều người đã chọn hướng đi này để làm giàu. Có rất nhiều người đã thành công nhưng cũng không ít người lâm vào cảnh khốn cùng. Những sự thật về xuất khẩu lao động mà ít ai biết đến sẽ có trong bài viết dưới đây. Cùng EduGo theo dõi để có cái nhìn khách quan nếu bạn đang có ý định đi xuất khẩu lao động nhé.
Khám phá 3 sự thật về xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là quá trình mà một quốc gia cung cấp nhân lực lao động cho các quốc gia khác. Quá trình làm việc này sẽ thông qua hợp đồng lao động tạm thời. Việc xuất khẩu lao động có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người lao động. Tuy nhiên, cùng với đó, xuất khẩu lao động cũng ẩn chứa nhiều góc khuất chưa được đề cập đến. Dưới đây là một số sự thật về xuất khẩu lao động bạn nên biết.
Mức thu nhập cao nhưng chi phí sống cũng cao
Xuất khẩu lao động tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động tại các quốc gia xuất khẩu. Người lao động đến làm việc ở các quốc gia nhập khẩu thường có thu nhập và điều kiện sống tốt hơn. Người lao động xuất khẩu có thể gửi tiền về quê hương, tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Họ chính là nguồn lực đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu. Điều này có thể giúp quốc gia xuất khẩu cải thiện mức sống và mở ra cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, mức chi trả cho dịch vụ cuộc sống tại các quốc gia nhập khẩu cũng khá cao. Nếu không biết chi tiêu hợp lý thì sẽ rất khó để tiết kiệm được.
Không phải đơn hàng nào cũng có mức lương cao
Đơn hàng xuất khẩu lao động ở các nhóm ngành khác nhau sẽ có chi phí tham gia và mức thu nhập khác nhau. Thông thường, các nhóm ngành như nông nghiệp, phụ bếp sẽ có mức lương thấp hơn điện tử, điều dưỡng. Ngoài ra, các đơn hàng ở thành phố lớn cũng sẽ có lương cao hơn do chi phí sinh hoạt cao.
Góc khuất ít người biết khi đi xuất khẩu lao động
Tham gia xuất khẩu lao động sẽ có thu nhập cao hơn khi làm việc ở trong nước. Tuy nhiên, người lao động cũng gặp phải không ít khó khăn, ví dụ như:
■ Rơi vào tình trạng nợ nần
Đa phần người đi xuất khẩu lao động đều có điều kiện kinh tế chưa ổn định. Khi đó, họ cần vay nợ ngân hàng để có đủ chi phí tham gia các đơn hàng.
■ Chịu áp lực lớn
Thời gian đầu người lao động thường phải chịu áp lực lớn như: bất đồng ngôn ngữ, công việc chưa thành thạo, gánh nặng chi phí nợ nần, nhớ nhà…
■ Mất cơ hội phát triển trong nước
Việc đi xuất khẩu lao động có thể là sự khởi đầu nhưng cũng có thể làm gián đoạn công việc ở trong nước. Sau khi đi về, người lao động khó bắt nhịp lại với cuộc sống, công việc.
Có nên đi xuất khẩu lao động hay không?
Dù có khó khăn cũng như áp lực nhưng xuất khẩu lao động vẫn là một hướng đi tốt. Khi thị trường Châu Á dần trở nên bão hòa thì các nước Châu Âu như Đức, Ba Lan lại rất tiềm năng.
Thị trường Châu Âu đang dần chiếm thị phần cao và được đông đảo người lao động lựa chọn. Đặc biệt nhất là thị trường Đức, song song với xuất khẩu lao động, Đức còn phối hợp thực hiện chương trình du học nghề đào tạo hệ cao đẳng quốc tế.
Khi tham gia chương trình này bạn sẽ được vừa học vừa làm. Rất nhiều ngành nghề có thu nhập cao như xây dựng, cơ khí – điện tử, nhà hàng – khách sạn, điều dưỡng,… Không chỉ được làm việc thực tế, du học sinh còn được trả lương và nhận các khoản hỗ trợ.
Nhìn chung, khi biết trước những sự thật về xuất khẩu lao động, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn. Từ đó chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, sức khỏe để đưa ra lựa chọn phù hợp. Dù ở đâu, làm gì thì cũng sẽ gặp những khó khăn, vất vả nhất định. Quan trọng là bạn phải có quyết tâm, tìm hiểu kỹ thông tin, đăng ký tham gia ở những đơn vị uy tín. Điều này sẽ giúp các bạn phần nào vững tâm và tập trung hoàn thành tốt công việc nơi xứ người.
Bích An