Thuế ở Đức có cao không? Tìm hiểu về chính sách thuế mới nhất cho du học sinh nghề
Khi chọn Đức là điểm đến du học nghề, nhiều bạn trẻ không khỏi băn khoăn về chính sách thuế. Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập & sinh hoạt phí của du học sinh. Thuế ở Đức có cao không? Đi du học nghề Đức có phải đóng thuế? Cùng EduGo tìm hiểu những quy định mới nhất về chính sách thuế tại Đức để hiểu rõ về nghĩa vụ đóng thuế và quyền lợi dành cho du học sinh.
Các loại thuế phổ biến ở Đức
Tại Đức, hệ thống thuế được phân chia một cách rõ ràng và minh bạch. Nhằm đảm bảo nguồn thu nhập bền vững cho ngân sách quốc gia và phục vụ các dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội. Dưới đây là các loại thuế phổ biến ở Đức mà bạn cần biết:
– Thuế thu nhập cá nhân (Einkommensteuer)
Đây là loại thuế đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân tại Đức. Bao gồm lương và thu nhập từ các nguồn khác và tiền trợ cấp (nếu có). Nếu thu nhập vượt quá mức miễn thuế theo quy định, bạn sẽ phải đóng thuế từ 14% – 45%.
– Thuế tiền lương (Lohnsteuer)
Thuế tiền lương là một phần của thuế thu nhập cá nhân, được tính dựa trên thu nhập hằng tháng. Hiện tại, thuế tiền lương tại Đức được chia thành 6 bậc thuế. Với mỗi mức thu nhập khác nhau sẽ thuộc vào một bậc thuế tương ứng. Chủ lao động có trách nhiệm tự động trích và chuyển khoản thuế này trực tiếp đến cơ quan thuế.
– Thuế nhà thờ (Kirchensteuer)
Loại thuế này chỉ áp dụng với những người theo đạo Thiên Chúa (Công giáo hoặc Tín lành). Mức thuế thường dao động từ 8% đến 9% trên tổng thu nhập, tùy thuộc vào bang bạn sinh sống.
– Thuế bảo hiểm xã hội (Sozialversicherungsbeiträge)
Bao gồm bảo hiểm y tế, hưu trí, thất nghiệp và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe dài hạn. Với các du học sinh nghề có hợp đồng học nghề, các khoản bảo hiểm xã hội sẽ được trích từ lương theo quy định, chiếm khoảng 20% đến 22% tổng thu nhập.
Bên cạnh đó, còn có nhiều khoản khấu trừ khác tùy vào tình trạng thu nhập của bạn. Điều này dẫn đến nhiều bạn thắc mắc “Thuế ở Đức có cao không? Liệu nó có ảnh hưởng đến quá trình sinh sống, học tập tại Đức không?”. Hiểu rõ các loại thuế phổ biến tại Đức sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về nghĩa vụ tài chính.
Thuế ở Đức có cao không?
Thuế ở Đức có cao không? Đức là một trong những quốc gia có mức thuế cao nhất châu Âu. Đặc biệt đối với thu nhập cá nhân và các loại thuế gián tiếp khác. Tuy nhiên, bạn sẽ được hưởng các dịch vụ công cộng với chất lượng tương ứng.
Việc đóng thuế là yếu tố quan trọng để quốc gia này duy trì một nền kinh tế vững mạnh. Đồng thời cung cấp cho người dân hệ thống an sinh xã hội bền vững, môi trường sống lành mạnh.
■ Vì sao người Đức phải đóng thuế nhiều đến vậy?
Với các loại thuế phổ biến EduGo cung cấp, có thể thấy người Đức phải đóng rất nhiều loại thuế. Tuy nhiên đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngân sách quốc gia, duy trì phúc lợi xã hội và dịch vụ công cộng.
Thuế thu nhập cá nhân, thuế tiền lương, bảo hiểm xã hội là nguồn thu chính của chính phủ Đức. Những khoản thuế này sẽ giúp Đức đảm bảo được hệ thống giáo dục, y tế, an ninh và giao thông công cộng đạt tiêu chuẩn cao.
Ngoài ra, việc đóng thuế sẽ giúp người dân được hưởng các phúc lợi xã hội một cách toàn diện. Đây cũng là một trong những lý do khiến thuế ở Đức cao.
■ Thuế ảnh hưởng đến du học sinh nghề như thế nào?
Du học nghề Đức có phải đóng thuế không? Đối với du học sinh nghề, việc đóng thuế thường bắt đầu khi có thu nhập. Thu nhập đến từ các công việc thực tập hoặc làm thêm trong quá trình học nghề tại Đức.
Thuế thu nhập cá nhân và các khoản khấu trừ bảo hiểm xã hội là những khoản cần đóng. Tuy nhiên, mức đóng thuế cho sinh viên thường thấp hơn so với những người làm việc toàn thời gian. Nhằm đảm bảo các bạn có thể ổn định cuộc sống mà không gặp phải khó khăn về tài chính.
Các khoản thuế đóng góp này không chỉ là nghĩa vụ tài chính của sinh viên quốc tế. Việc đóng thuế ở Đức còn giúp các bạn được hưởng một phần các phúc lợi xã hội tại Đức. Ví dụ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm hưu trí,…
Làm sao để tối ưu chi phí thuế khi du học nghề tại Đức?
Tối ưu chi phí thuế là điều mà nhiều du học sinh nghề tại Đức quan tâm, bởi khoản chi này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến ngân sách chi tiêu hàng tháng. Du học sinh có thể tham khảo một số cách tối ưu hóa chi phí thuế dưới đây:
1. Hiểu rõ quy định về mức thu nhập miễn thuế
Từ ngày 01/01/2025, mức thu nhập cơ bản miễn thuế sẽ được nâng lên 12.084 EUR/năm. Nếu thu nhập trong quá trình học nghề dưới mức này, sinh viên sẽ không phải nộp thuế. Do đó, việc quản lý và theo dõi tổng thu nhập trong một năm là một cách để đảm bảo bạn không vượt quá ngưỡng và phải chịu thuế.
2. Tận dụng các khoản miễn trừ và hoàn thuế
Một số khoản chi tiêu được miễn trừ hoặc khấu trừ thuế khi bạn nộp tờ khai thuế hàng năm. Bao gồm chi phí giáo dục, di chuyển liên quan đến công việc hoặc thực tập. Hoặc các khoản đầu tư vào trang thiết bị học tập như sách, tài liệu và dụng cụ nghề.
3. Tận dụng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội
Trong khi làm thêm hoặc thực tập, bạn sẽ đóng góp vào hệ thống bảo hiểm xã hội của Đức. Thông qua việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm hưu trí. Tuy nhiên, du học sinh thường không phải đóng toàn bộ mức bảo hiểm này.
4. Lựa chọn hình thức làm thêm phù hợp
Một số công việc bán thời gian giới hạn số giờ làm dưới 20 giờ/tuần (Minijob) sẽ giúp bạn không phải chịu thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội. Du học sinh có thể tìm kiếm các cơ hội làm thêm với hợp đồng 450 Euro.
5. Nộp tờ khai thuế cuối năm để xem xét hoàn thuế
Nhiều bạn thường bỏ qua việc nộp tờ khai thuế hàng năm vì nghĩ rằng thủ tục này phức tạp. Tuy nhiên, việc khai thuế cuối năm có thể giúp bạn xác nhận lại các khoản thuế đã đóng. Đồng thời xem xét hoàn thuế nếu bạn đủ điều kiện.
>>> Xem thêm: 5 loại bảo hiểm ở Đức cần biết trước khi du học nghề?
Hy vọng với những thông tin mà EduGo cung cấp, bạn sẽ trả lời được câu hỏi “Thuế ở Đức có cao không?” và có cái nhìn toàn diện hơn về nghĩa vụ đóng thuế của mình. Hãy tận dụng các ưu đãi và theo dõi thu nhập một cách thường xuyên để có thể tối ưu hóa chi phí trong quá trình học nghề tại Đức.
Thúy Hòa