Lộ trình tự học tiếng Đức tại nhà chi tiết dành cho người mới bắt đầu
Tiếng Đức là ngôn ngữ quan trọng ở châu Âu. Sử dụng thành thạo tiếng Đức đem đến cho người học cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn tại quốc gia có nền kinh tế số 1 châu Âu. Có nhiều phương thức học tiếng Đức trong đó nổi bật nhất phải kể đến đó là tự học. Vậy lộ trình tự học tiếng Đức tại nhà như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Cùng EduGo tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Xác định đúng mục tiêu khi học tiếng Đức của bạn
Không chỉ tiếng Đức, bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình khi học bất cứ một ngoại ngữ nào. Bạn muốn sử dụng thành thạo tiếng Đức để sinh sống, học tập hay làm việc tại Đức? Nếu tham gia chương trình du học, học nghề bạn cần đạt đến trình độ tiếng Đức nào? Bạn phải tự trả lời rõ ràng những câu hỏi này, nó sẽ giúp bạn vạch ra đúng con đường mình cần chọn khi học tiếng.
Lộ trình tự học tiếng Đức tại nhà hãy bắt đầu từ việc học thuộc bảng chữ cái
Bảng chữ cái là một phần cốt lõi quan trọng của việc học tiếng Đức. Bạn hoàn toàn có thể học bảng chữ cái tiếng Đức thông qua các nền tảng trực tiếp. Ngoài những ký tự la-tinh giống với bảng chữ cái tiếng Anh thì bảng chữ cái tiếng Đức còn có âm sắc (Ä, Ö, Ü). Vì vậy, bạn cần lưu ý khi phát âm và ghi nhớ cách viết những ký tự đặc biệt này. Phát âm chuẩn giúp bạn có nền tảng tốt để phục kỹ năng nghe và nói thành thạo.
Nắm vững những kiến thức cơ bản nhất

Lộ trình tự học tiếng Đức tại nhà
Những đoạn hội thoại cơ bản bằng tiếng Đức như chào hỏi khi gặp mặt, giới thiệu bản thân, chúc mừng,… bạn cần nắm vững vàng. Một số mẫu câu hội thoại cơ bản nhất khi bạn học tiếng Đức đó là:
▪ Hallo! – Xin chào
▪ Guten Morgen! – Chào buổi sáng
▪ Guten Tag! – Chào buổi chiều
▪ Guten Abend! – Buổi tối vui vẻ
▪ Danke sehr! – Cảm ơn rất nhiều
▪ Ich heiße [Tên] – Tên tôi là …
Nắm vững những đoạn hội thoại cơ bản giúp bạn tự tin hơn khi học một ngôn ngữ xa lạ. Nó có thể trở thành động lực giúp bạn kiên trì với hành trình học tiếng Đức của mình.
Phân biệt rõ ràng các thành phần cấu tạo nên câu
Thông thường, để cấu tạo nên một câu tiếng Đức thì cần có những thành phần chính như chủ ngữ, động từ, cụm từ bổ trợ hay tân ngữ. Bên cạnh đó, liên từ, danh từ riêng, từ lóng cũng là cách để ngôn ngữ đó thú vị hơn. Việc phân biệt rõ ràng các thành phần giúp bạn không lẫn lộn chức năng. Từ đó, quá trình triển khai ý trong bài viết hay diễn đạt tiếng Đức của bạn cũng trôi chảy hơn.
Học đồng đều cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
Trang bị kiến thức đồng đều cả 4 kỹ năng rất quan trọng. Nếu nghe tốt thì bạn sẽ quen với cách phát âm, ngữ điệu của người bản xứ. Nghe tốt là đòn bẩy thuận lợi giúp bạn nói tốt và ngược lại. Khi nói tốt, bạn tiếp tục trau dồi và cải thiện khả năng nghe. Tương tự với đọc và viết. Làm quen cùng các đoạn văn bản chuẩn, ngữ pháp rành mạch giúp bạn xây dựng tư duy triển khai ý tưởng rõ ràng. Từ đó, kỹ năng viết của bạn ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
Xây dựng môi trường để trải nghiệm tiếng Đức mỗi ngày
Nếu chỉ đơn thuần học ngôn ngữ qua sách vở, bài giảng thì sẽ rất khó để bạn có thể sử dụng thành thạo nó. Lời khuyên là bạn nên tạo ra cho mình môi trường trải nghiệm tiếng Đức toàn diện. Việc kết hợp học tiếng Đức qua các hình thức như:
▪ Xem phim
▪ Nghe hiểu podcast
▪ Làm quen và nói chuyện với bạn bè người Đức
▪ Đổi cài đặt ngôn ngữ tiếng Đức ở các thiết bị điện tử xung quanh
▪ Đọc sách, truyện bằng tiếng Đức
Cách vận dụng linh hoạt có thể giúp bạn đạt hiệu quả tối đa khi học ngôn ngữ. Bên cạnh đó, việc tạo ra một môi trường bị bao quanh bởi tiếng Đức sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác bị ngợp khi tiếp xúc với người Đức.
˃˃˃ Tham khảo thêm bài viết dưới đây:
Học tiếng Đức trình độ B1 có khó không? Phương pháp tự học hiệu quả
Trên đây là lộ trình tự học tiếng Đức tại nhà hiệu quả dành cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, để sử dụng thành thạo một ngôn ngữ, bạn phải kiên trì và không được từ bỏ. Chúc bạn luôn vững bước trên con đường mình đã chọn, đi đến được đích cuối cùng của thành công.
Bích An