[Giải đáp] Thành phố Berlin thuộc Đông Đức hay Tây Đức?
Khi du học nghề Đức, không ít du học sinh sẽ bắt gặp hoặc nghe kể về bức tường thành Berlin. Đây là bức tường nổi tiếng ở CHLB Đức. Và còn được biết tới với tên gọi “Tường thành bảo vệ chống phát xít”. Trong lịch sử đầy biến động, việc xác định Berlin thuộc Đông Đức hay Tây Đức đã từng là một vấn đề gây tranh cãi. Để biết rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng EduGo tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Lịch sử hình thành bức tường thành Berlin
Đầu những năm 1960, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước phương Tây ngày càng gay gắt. Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, sự chia cắt giữa phương Đông và phương Tây trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt là tại thủ đô Berlin.
Trong bối cảnh này, vào ngày 13/8/1961, chính phủ Đông Đức ra lệnh xây dựng một bức tường. Nhằm chia cắt thành phố này để ngăn chặn người dân Đông Berlin chạy sang phía Tây. Bức tường thành Berlin không chỉ là một biểu tượng của sự chia cắt về mặt vật lý. Mà còn thể hiện sự chia rẽ sâu sắc trong tâm trí và tâm hồn của người dân tại Berlin.
Trong những năm tiếp theo, bức tường đã được cải tạo và tăng cường với các biện pháp an ninh. Cảnh sát và lính biên phòng Đông Đức đã triển khai tại các chốt kiểm soát. Tạo một khu vực an ninh cao, ngăn chặn mọi nỗ lực của người dân muốn vượt qua biên giới. Tuy nhiên bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989.
Thành phố Berlin thuộc Đông Đức hay Tây Đức?
Thành phố Berlin thuộc Đông Đức hay Tây Đức? Đây sẽ là thắc mắc chung của nhiều người khi nghe về lịch sử của nước Đức. Bức tường Berlin chính là biểu tượng chia rẽ giữa phương Tây và phương Đông. Đã có khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường và số người thiệt hại khoảng 86 – 200 người.
Berlin không chỉ thuộc về 1 phía mà thuộc cả Đông Đức lẫn Tây Đức. Khi Đức tái thống nhất vào ngày 3/10/1990, Berlin đã trở thành thủ đô của Liên bang Đức. Thành phố Berlin bao gồm cả phần Tây và Đông đã được hợp nhất. Tuy nhiên, cả hai phần vẫn còn tồn tại một số dấu vết lịch sử và văn hóa khác biệt.
Có khoảng 147 đại sứ quán nước ngoài đặt trụ sở tại Berlin. Tạo nên một tâm điểm quan trọng trong quan hệ quốc tế và ngoại giao của nước Đức. Ngày nay, Berlin cũng chính là một trung tâm chính trị và văn hóa quan trọng của châu Âu.
Nên lựa chọn du học nghề ở Đông Đức hay Tây Đức
Khi quyết định du học nghề Đông Đức hay Tây Đức, có nhiều yếu tố sinh viên cần xem xét. Cụ thể:
■ Chất lượng giáo dục: Cả Đông Đức và Tây Đức đều có hệ thống giáo dục nghề chất lượng. Tuy nhiên, ở Tây Đức tập trung nhiều trường đại học, trường đào tạo nghề hơn. Bạn nên nghiên cứu cụ thể về các trường và chương trình đào tạo mà mình quan tâm.
■ Chi phí: Chi phí sinh hoạt ở Đông Đức có thể thấp hơn so với Tây Đức. Bởi nền kinh tế ở Tây Đức phát triển hơn, dẫn tới việc mua sắm và chi tiêu sẽ cao hơn. Nếu gia đình có điều kiện, bạn có thể lựa chọn du học nghề tại Tây Đức.
■ Cơ hội nghề nghiệp: Đông Đức mang đến cho người dân cơ hội việc làm tại các xưởng, tiệm, nhà hàng,… Tại Tây Đức, người dân chủ yếu làm việc tại các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của Đức. Cơ hội việc làm còn phụ thuộc vào từng ngành nghề cụ thể. Hay do mối quan hệ của trường với các doanh nghiệp và tổ chức địa phương.
>>> Xem thêm: Điểm danh top 5 trường đào tạo nghề có tiếng tại Đức
Theo thống kê trước đó, cộng đồng người Việt Nam tập trung chủ yếu tại Đông Đức. Có thể do chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn. Các chính sách cũng được nới lỏng nhằm thu hút một lượng lớn nguồn lao động nước ngoài. Điều này đã tạo ra một môi trường đa dạng văn hóa tại cộng đồng người Việt ở Đông Đức.
Thúy Hòa