Trang chủ / Tin Tức Du học nghề Đức / Bảng lương và mức lương tối thiểu ở Đức cập nhật mới nhất

Bảng lương và mức lương tối thiểu ở Đức cập nhật mới nhất

05/07/2023

Đối với người lao động tại Đức thì vấn đề liên quan đến lương luôn được quan tâm hàng đầu. Cùng EduGo tìm hiểu về bảng lương và mức lương tối thiểu ở Đức để đảm bảo quyền lợi của mình.

Cách đọc bảng lương và mức lương tối thiểu ở Đức hiện nay

cach-doc-bang-luong-va-muc-luong-toi-thieu-o-duc

Cách đọc bảng lương và mức lương tối thiểu ở Đức

Tại Đức, mức lương tối thiểu sẽ được quy định bởi Chính phủ. Mức lương tối thiểu là định mức lương thấp nhất mà người lao động tại Đức được trả. Nếu người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức này có thể bị phạt theo luật.

Mức lương tối thiểu và lương trung bình của người Đức 

Luật về mức lương tối thiểu tại Đức có hiệu lực từ năm 2015. Đến nay, mức lương tối thiểu đã được điều chỉnh tăng lên qua từng năm.

Hiện nay, mức lương tối thiểu ở Đức đang là 12 Euro cho mỗi giờ làm việc. Đây là con số theo điều chỉnh mới nhất vào tháng 10 năm 2022. Bên cạnh đó, những lao động làm công việc thời vụ cũng được tăng mức lương tối thiểu. Mức lương được tăng từ 450 Euro/tháng lên 520 Euro mỗi tháng.

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, năm 2019, mức lương trung bình của lao động nước này là 47.928 Euro. Như vậy, mức lương sẽ tương đương khoảng 3.994 Euro mỗi tháng. Đến nay, mức thu nhập trung bình đã tăng lên nhiều nhờ mức lương tối thiểu được tăng hàng năm.

Bên cạnh đó, mức lương thực tế của mỗi lao động sẽ khác nhau và chịu tác động của nhiều yếu tố. Có thể kể đến như: kinh nghiệm, ngành nghề, trình độ, số giờ làm việc, thành phố làm việc… Mức lương trung bình ở Đức theo từng ngành và từng bang cũng có sự chênh lệch khá nhiều.

Cách đọc bảng lương ở Đức

Theo quy định tại Đức, hằng tháng người lao động sẽ được nhận bảng lương từ chủ doanh nghiệp. Trong bảng lương được ghi đầy đủ và chi tiết mức lương, khoản đóng thuế và an sinh xã hội. Cụ thể như sau:

Phần trên của bảng lương bao gồm các thông tin cơ bản của người lao động như:

■ Họ tên 

■ Mã nhân viên 

■ Ngày tính thuế 

■ Cấp bậc thuế

■ Tôn giáo

■ Các trợ cấp miễn thuế nếu có, mã số an sinh xã hội.

Phần giữa của bảng lương

Phần giữa bảng lương sẽ bao gồm cơ cấu lương và các khoản tiền bị khấu trừ. Người lao động sẽ nhận được bảng kê chi tiết về mức lương cơ bản được nhận, phúc lợi từ doanh nghiệp. Bên cạnh đó là phần tiền thưởng, các khoản trừ thuế, đóng góp bảo hiểm…

Phần cuối của bảng lương

Phần dưới cùng của bảng lương sẽ được ghi tóm tắt tổng thu nhập của bạn hằng tháng, hằng năm. Ngoài ra, phần cuối còn thể hiện tỷ lệ tiền đóng bảo hiểm của bạn và chủ lao động.

Thu nhập của người Việt tại Đức hiện nay

thu-nhap-cua-nguoi-viet-o-duc-hien-nay

Thu nhập của người Việt ở Đức hiện nay

Đức là một trong những quốc gia dẫn đầu tại châu Âu về mức chi trả tiền lương. Bên cạnh đó, nơi đây cũng được đánh giá là quốc gia lý tưởng để làm việc và học tập. Không chỉ người Đức mà lao động người Việt tại Đức cũng có mức thu nhập cao so với các nước.

Tùy từng ngành nghề, cũng như kinh nghiệm mà lao động người Việt tại Đức có thể nhận được mức lương khác nhau. Chẳng hạn như:

Với bác sĩ đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm thì lương trung bình khoảng 70.000 Euro/năm. 

Kỹ sư người Việt tại Đức có mức thu nhập trung bình đã trừ thuế khoảng trên 31.000 Euro/năm. Nhân viên văn phòng sẽ có thu nhập khoảng 13,66 Euro/giờ.

Tại Đức, các ngành nghề về khoa học công nghệ, chế tạo máy thường được trả lương cao. Đi kèm theo đó là các chế độ hỗ trợ chỗ ở, mua bảo hiểm cho người lao động và cả người nhà. Mức lương trung bình của lao động các ngành này thường ở mức 59.000 Euro/năm.

Với công nhân người Việt Nam lành nghề, có kinh nghiệm, mức lương dao động khoảng 12 – 13 Euro/giờ.

Nếu là sinh viên theo học Đại học và có mong muốn làm thêm, bạn sẽ được làm tối đa 120 ngày. Con số 120 ngày được tính tổng trong vòng 1 năm, như vậy sẽ tương đương 8h làm việc trong 1 ngày. Một cách khác là bạn có thể tính thành 240 nửa ngày (4-6 giờ/ngày) trong một năm. Quy định này nhằm đảm bảo du học sinh có đủ thời gian học tập. Thông thường, du học sinh không được làm việc quá 20 giờ mỗi tuần.

Riêng đối với du học sinh theo diện du học nghề Đức sẽ được làm thêm tối đa 10 giờ/tuần. Với đặc thù là chương trình đào tạo kép, số giờ thực hành của sinh viên chiếm khoảng 70% thời lượng. Vì thế, việc hoàn thành tốt quá trình học thực hành là điều quan trọng và cần được chú tâm hơn.   

Du học sinh làm thêm tại Đức có mức thu nhập khác nhau tùy thuộc vào từng công việc và trình độ. Tuy nhiên, mức tối thiểu là 12 Euro/giờ theo quy định về mức lương tối thiểu ở Đức. Nếu tổng thu nhập của du học sinh dưới 520 Euro/tháng thì không cần phải đóng thuế.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bảng lương và mức lương tối thiểu tại Đức. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi có dự định du học hoặc lao động tại Đức.

Bích An

Đăng ký ngay
error: Content is protected !!